TỔNG KẾT HỘI THẢO HYDROGEN VIỆT ĐỨC NGÀY 1.8.2024

Tổng kết Hội thảo Hydrogen Việt Đức ngày 1.8.2024

 

Pacific Group

CLB VAHC xin trân trọng cám ơn Cơ quan hợp tác quốc tế Đức (GIZ) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức (AHK) đã hỗ trợ và đồng tổ chức Hội thảo Hydrogen Việt Đức tại Văn phòng AHK, tầng 4, Deustches Haus, số 33 Lê Duẩn, Quận 1, TP Hồ Chí Minh vào ngày 1.8.2024 vừa qua. Dưới đây là nội dung tổng kết Hội thảo của chúng tôi. VAHC xin chân thành cám ơn các đại biểu tham dự đến từ VAHC, GIZ, AHK, Pacific Group, Neuman & Esser, TUV, thyssenkrup, PV Gas, PVN, Đạm Cà Mau, Đạm Phú Mỹ, The Green Solutions, Standard Charters Vietnam, H&M Vietnam, Trung Nam Group, Viện chiến lược phát triển kinh tế số (IDS), PwC, Enertrag, Indefol, CEEC, AES Việt Nam, KCN Chuyên sâu PM3, VATEC, PECC3, Siemens, Bosch, Đại học Việt Đức, VES Lawyers và các đại biểu khác. Chân thành cám ơn nhóm sinh viên thực tập từ Đại học Văn Lang đã hỗ trợ hậu cần đắc lực gồm các em Lâm Vạn Lợi, Bùi Huong Ly và Dương Hồng Quân

 

Về mục đích của Hội thảo

 

Hydro có vai trò quan trọng trong việc vượt qua cuộc khủng hoảng khí hậu. Một quan điểm tổng hợp về các thành phần phụ thuộc lẫn nhau của chuỗi giá trị hydro có tầm quan trọng cốt lõi nếu muốn thành công trên toàn thế giới.


Khử cacbon trong nền kinh tế để đạt được trạng thái trung hòa khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt trong những thập kỷ tới. Điều này có thể đạt được bằng cách chuyển sang năng lượng tái tạo và liên kết các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, xây dựng và giao thông. Do việc sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió và mặt trời không ổn định nên cần có các lựa chọn lưu trữ và vận chuyển đáng tin cậy và tiết kiệm chi phí cho lượng năng lượng lớn. Khử cacbon trên quy mô lớn chỉ có thể thành công nếu đáp ứng được các yêu cầu cơ bản này. Hydro (H2) cung cấp các khả năng này theo cách gần như lý tưởng và cũng có thể được sử dụng làm vật liệu cơ bản hoặc đối tác phản ứng trong ngành công nghiệp chế biến.


Việt Nam có công suất năng lượng mặt trời và gió lớn và do đó có điều kiện lý tưởng để sản xuất hydro xanh. Trong hội thảo này, các chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng hydro tại Việt Nam sẽ được xây dựng. Mục tiêu là hình thành quan hệ đối tác cho các dự án hydro tại Việt Nam.

 

Về diễn biến của Hội thảo

 

Pacific Group

Sau phần phát biểu chào mừng của ông Lê Ngọc Ánh Minh, Chủ tịch VAHC, ông Markus Bissel, Trưởng nhóm Năng lượng của GIZ Việt Nam và ông Peter Compalla, Trưởng đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức tại Việt Nam (AHK), Hội thảo bắt đầu với phần trình bày của Bà Stefanie Peters, Thành viên Hội đồng Hydrogen Quốc gia Đức. Bà Stefanie cho biết, cho đến nay trên thế giới đã có 131 quốc gia tuyên bố mục tiêu net-zero và có đến 46 quốc gia tiến hành kiểm đếm và tính tiền phát thải CO2 và 40 quốc gia công bố chiến lược hydrogen. Hydrogen là chất mang năng lượng tiện lợi để lưu trữ năng lượng tái tạo và đảm bảo an ninh năng lượng khi các quốc gia chuyển sang năng lượng tái tạo. Sử dụng hydrogen linh hoạt cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau, riêng với các ngành phát thải lớn như sản xuất thép thì sử dụng hydrogen là hiệu quả về chi phí nhất. Đến nay có hơn 1400 dự án trên toàn cầu và 570 tỷ đô la đầu tư được công bố. Tuy rằng con số công bố khá nhiều nhưng mới chỉ có 7% là dự án được thực hiện. Theo quan điểm của Hôi đồng Hydro Quốc gia Đức thì có 8 nhóm tiêu chí quan trọng để hình thành nền kinh tế hydro của CHLB Đức, và nhiều trong số đó là về chính trị (3 tiêu chí công nghiệp gồm phát triển máy điện phân hiệu suất cao, phát triển hạ tầng đồng bộ cho dự án đi đầu và đảm bảo về việc thay đổi về an ninh xã hội còn 5 yếu tố chính trị gồm chính sách sửa đổi thuế, tạo công cụ tài chính thân thiện, tao điều kiện đầu tư vào công nghệ thân thiện môi trường, thiết lập khuôn khổ pháp luật về kỹ thuật chung cho châu Âu, và mở rộng năng lượng tái tạo ở Đức và châu Âu).

 

Pacific Group

Bà Stefanie Peters, thành viên Hội đồng Hydrogen Quốc gia Đức trình bày tham luận

 

Trong đó, Tập đoàn Neuman & Esser do Bà Stefanie đang lãnh đạo nhắm tới 2 tiêu chí công nghiệp gồm phát triển máy điện phân hiệu quả cao và phát triển hạ tầng đồng bộ.

 

Kết luận phần trình bày, Bà Stefanie nêu: Chúng ta cần phát triển các điều kiện tiên quyết và biện pháp để cho phép các dự án chuyển nhanh hơn từ giai đoạn lập kế hoạch sang giai đoạn vận hành. Chuỗi giá trị hydro rất phức tạp vì có những tương tác mạnh mẽ giữa các yếu tố của nó. Nền kinh tế H2 bắt đầu bằng việc hiện thực hóa các hệ thống con và sự kết nối của chúng. Để đảm bảo rằng các dự án không thất bại do bỏ qua các tương tác giữa các yếu tố trong chuỗi giá trị hydro, chúng tôi áp dụng phương pháp tiếp cận tích hợp. Chỉ cần bắt đầu bằng việc hiện thực hóa các yếu tố của Nền kinh tế H2 và cởi mở với các quan hệ đối tác – H2 không phải là chương trình của một bên tham gia mà cần sự hợp tác của nhiều bên.

 

Pacific Group

Tiến sĩ Hào Ngô từ Neuman & Esser trình bày về trạm nạp hydro tích hợp

 

Phần trình bày tiếp theo của Tiến sĩ Ngô Hào, giám đốc chiến lược của Tập đoàn Neuman & Esser về trạm nạp nhiên liệu hydro tích hợp. Theo tính toán của Neuman thì Giá thành sử dụng xe tải chạy bằng hydro và diesel dự kiến ​sẽ bằng nhau vào khoảng năm 2030. Về hiệu quả đầu tư thì tiến sĩ Hào cho hay, Một trạm hydro cỡ trung cần bán 275 kg/ngày để hòa vốn. Bài trình bày cũng giới thiệu chi tiết về Thiết kế giải pháp tích hợp cho trạm hydro bắt nguồn từ nguồn điện sạch đến người dùng cuối là phương tiện vận tải sử dụng hydro.

 

Tiến sĩ Thomas Nguyễn, Phó Tổng giám đốc Công ty Tư vấn VATECđã giới thiệu chiến lược hydrogen Việt Nam 2030, tầm nhìn 2050, Việt Nam sẽ sản xuất đến 30 triệu tấn hydrogen xanh/năm và nêu bật các thế mạnh về tài nguyên năng lượng tái tạo của Việt Nam. Tiến sĩ Thomas đưa ra các khuyến nghị về việc:

 

THIẾT LẬP CƠ SỞ HẠ TẦNG CẢNG BIỂN CHO XUẤT KHẨU HYDROGEN

LỘ TRÌNH RÕ RÀNG CHO CÁC NHÀ MÁY THAN VÀ NLG HIỆN CÓ VÀ MỚI

CÁC KHUYẾN KHÍCH CHO NGUỒN TÁI TẠO NGOÀI LƯỚI ĐIỆN ĐỂ SẢN XUẤT HYDROGEN

 

Pacific Group

 

Bà Vũ Thị Dương, giám đốc quốc gia Enertrag trình bày tham luận

Bà Vũ Thị Dương, giám đốc quốc gia của Enertrag đã giới thiệu Giải pháp nhà máy điện và hydro kết hợp (CH2P). Trong bán kính 20-30km, công suất gió và mặt trời được lắp đặt và tạo ra điện chính. Lưới thu gom ENERTRAG thu thập và chuyển đổi điện và có thể đưa thêm cơ sở hạ tầng vào vị trí cho các nguồn năng lượng khác nhau, ví dụ như hydro và nhiệt. Bằng cách kết nối lưới điện lai ghép cho các máy phát điện gió và mặt trời nói chung không tương quan, kết nối lưới điện cấp điện 1,5 GW với TSO có thể loại bỏ điện chính khỏi khoảng 3-4 GW công suất gió/mặt trời đã lắp đặt. Việc bổ sung thêm ắc quy lưu trữ có thể thúc đẩy việc sử dụng kết nối lưới điện, cho phép triển khai nhiều năng lượng tái tạo hơn và làm trơn tru nguồn cung. Việc bổ sung thêm bộ điện phân cho phép tăng thêm công suất năng lượng tái tạo đã lắp đặt, đồng thời giữ nguyên kết nối lưới điện và tăng mức sử dụng lên > 6.000 giờ tải đầy đủ. Quá trình tái điện khí hóa hydro giúp ổn định nguồn cung cấp năng lượng hơn nữa, ví dụ như trong các sự kiện như lễ hội “Dunkelflaute” kéo dài. Với sự phát triển của Nhà máy điện & Hydro kết hợp, ENERTRAG đang nỗ lực thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng trên tất cả các lĩnh vực theo cách hỗ trợ hệ thống, ~6-7 GW hoặc năng lượng tái tạo chỉ cần ~1,5 GW công suất lưới. Thiết lập này cho phép cung cấp điện xanh và H2 theo yêu cầu - "cung cấp theo dự báo", cũng như nhiệt, ví dụ thông qua PtH hoặc nhiệt thải trong các quy trình.

 

Bà Dương đã giới thiệu dự án sản xuất hydrogen điện quy mô lớn của Tập đoàn tại Nambia, Dự án Hyphen: Bước đầu tiên trong công nghiệp hóa hydro xanh của Namibia. Dự án sản xuất hydro kết hợp điện sạch từ điên gió và mặt trời, sản xuất hydro xanh từ lọc nước biển và điện phân tại tổ hợp với cảng xuất hydro xanh. Một tổ hợp quy mô lớn 3.5GW điện mặt trời 4GW điện gió, sản xuất hàng năm 370 ngàn tấn hydro xanh và 2 triệu tấn ammoniac xanh, một mô hình tham khảo có giá trị cho Việt Nam.

 

Pacific Group

Bà Miho Nishida, trưởng đại diện Kawasaki Việt Nam

 

Bà Miho Nishida mở đầu phần giới thiệu Tập đoàn công nghiệp nặng Kawasaki về lịch sử hình thành từ 1837, là tập đoàn công nghiệp nặng hàng đầu Nhật Bản với các ngành đóng tàu, hàng không, xe máy, nhà tua bin động cơ lớn, tàu lửa cao tốc và năng lượng với doanh số hơn 15 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Tập đoàn Kawasaki là đơn vị chế tạo tàu chở hydro lỏng đầu tiên trên thế giới và đã vinh dự đón thủ tướng Phạm Minh Chính đến tham quan tàu, đón lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đến tham quan cơ sỏ hydro tại Kobe. Tập đoàn Kawasaki đã giới thiệu ‘cộng đồng hydro thông minh’ tại thành phố Kobe, và gần đây giới thiệu xe mô tô động cơ hydro đầu tiên. Kawasaki hiện hợp tác với tập đoàn điện lực Đức RWE thực hiện tua bin phát điện 100% bằng hydro tại Đức với công suất 30MW. Tại Kobe, Kawasaki đã giới thiệu Nguồn cung cấp nhiệt và điện kết hợp khu vực 100% hydro đầu tiên trên thế giới (Port Island, Kobe). Trước đây, Kawasaki đã thiết kế và lắp hệ thống đồng phát sử dụng khí thiên nhiên tai nhà máy giấy sạch nhất thế giới (tại KCN Mỹ Xuân), cắt giảm phát thải CO2 hơn 40%.

 

Kawasaki đã hình thành cộng đồng hydro thông minh, thiết lập chuỗi cung ứng từ công nghệ, sản xuất chế tạo máy, sản xuất hydro đến người dùng cuối.

 

Pacific Group

 

Ông Steven Coulson, Tập đoàn Trung Nam trình bày

 

Phần trình bày của ông Steven Coulson, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nam, Tập đoàn sở hữu tổng công suất điện tái tạo hơn 1,6GW từ thủy điện, điện mặt trời đến điện gió. Ông Steven giới thiệu tổ hợp năng lượng xanh Ninh Thuận của Trung Nam Group (TNG). TNG có kế hoạch phát triển một số Khu năng lượng xanh để sản xuất Hydro xanh và Amoniac xanh tại Việt Nam để phân phối trong nước và xuất khẩu. Năng lượng gió và năng lượng mặt trời là nguồn chính để sản xuất Hydro xanh và Amoniac xanh. Methanol xanh, Mêtan và Nhiên liệu điện tử sẽ được xem xét trong tương lai khi nhu cầu tăng lên. Điện xanh sẽ được cung cấp cho Khu công nghiệp và Lưới điện quốc gia.

 

TNG dự kiến ​​sẽ sản xuất 250.000 TPA Hydro xanh vào năm 2030, 2,5 triệu TPA Hydro xanh vào năm 2050. Ninh Thuận là địa phương có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo. Theo thống kê, toàn tỉnh có 14 vùng gió tiềm năng với lượng gió thổi quanh năm xấp xỉ nhau, tốc độ gió trung bình ở độ cao 6,5 m đạt 9,6 m/s, riêng Ninh Thuận có tiềm năng đánh giá tốc độ gió rất lớn với tốc độ gió >10m/s. Về năng lượng mặt trời, số giờ nắng trung bình một năm dao động từ 2.600 đến 2.800 giờ. Tổng sản lượng bức xạ nhiệt mặt trời trung bình là 5.221 kwh/m2/năm, cao hơn mức trung bình cả nước. Nắm bắt nhu cầu về Hydrogen và tiềm năng năng lượng tái tạo của tỉnh Ninh Thuận, Trungnam Group đang nghiên cứu và phát triển mô hình Tổ hợp năng lượng xanh tại tỉnh Ninh Thuận.

Thành phần I: Nhà máy điện hydro xanh Cà Ná;

Thành phần II: Tổ hợp năng lượng tái tạo cung cấp điện;

Thành phần III: Tổ hợp cảng hàng lỏng.

 

MỤC TIÊU CỦA TỔ HỢP:

 

Tự cung cấp điện cho Nhà máy điện hydro xanh Cà Ná;

Sản xuất H2, O2 và NH3 xanh phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu;

Sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ H2 như sản xuất pin nhiên liệu H2 (fuel cell), phân bón, khí metan xanh (CH4), metanol xanh (CH3OH) và nhiên liệu điện tử theo nhu cầu thị trường;

Cung cấp điện xanh trực tiếp cho các khu công nghiệp (đảm bảo điều kiện cấp chứng nhận sử dụng năng lượng xanh cho các nhà máy);

 

Sử dụng hệ thống truyền tải điện để tham gia dịch vụ ổn định lưới điện quốc gia; Tham gia thị trường điện khi có yêu cầu của EVN (không có PPA) hoặc DPPA; tạo mạng lưới đường dây đấu nối liên vùng dự phòng cho EVN trong trường hợp có sự cố; Tham gia dịch vụ sản xuất - tiêu thụ, khấu trừ cân đối với EVN, theo tỷ lệ đã thỏa thuận.

 

Pacific Group

Ông Nguyễn Ngọc Phúc Đăng, chuyên gia pháp lý của PECC3

 

Phần trình bày của ông Nguyễn Ngọc Phúc Đăng, chuyên gia pháp lý thuộc Công ty tư vấn PECC3, ông Đăng tóm tắt các mục tiêu chính  Bộ Công Thương (MOIT) đang xây dựng kế hoạch sản xuất, vận chuyển và sử dụng Hydro xanh (H2) và các dẫn xuất. Quy định này và các quy định sau đây sẽ nhằm mục đích phát triển ngành công nghiệp hydro xanh, đặc biệt phục vụ sản xuất công nghiệp (hóa dầu, phân bón và thép, v.v.) và vận tải (vận chuyển quy mô lớn, pin nhiên liệu H2 cho ví dụ xe tải). Cần nghiên cứu thêm về việc sử dụng H2 xanh và amoniac (NH3) trong sản xuất điện (trộn với LNG, than). Các hành động chính sách được xem xét: Lộ trình quốc gia về H2 xanh và các dẫn xuất, bao gồm phát triển thị trường. Ông Đăng chia sẻ chi tiết Phát triển chính sách theo RMP (JETP): Các kế hoạch và quy định cụ thể về sản xuất và sử dụng H2 xanh, NH3 xanh và các nhiên liệu tổng hợp khác có nguồn gốc từ H2 xanh. Các quy định về tiêu chuẩn chứng nhận H2 (H2 xanh là gì và các màu khác). Các quy định về an toàn trong lưu trữ, vận chuyển và sử dụng H2 xanh. Chính sách hợp tác trong R&D giữa các đơn vị thuộc khu vực công và tư, tập trung vào R&D các sáng kiến ​​công nghệ trong … hydro xanh và các dẫn xuất; Chính sách và chương trình đào tạo lại/đào tạo cho người lao động mất việc làm trong quá trình chuyển đổi năng lượng và cho người lao động phải được tạo điều kiện để nắm bắt các cơ hội mới do … hydro xanh mang lại … Khung pháp lý về hydro xanh vẫn còn trong giai đoạn trứng nước. Số lượng dự án hydro xanh được triển khai tại Việt Nam rất hạn chế vì thiếu cơ chế đặc biệt để khuyến khích phát triển. Cơ chế và chính sách ưu đãi cho giải pháp hydro xanh là một trong những ưu tiên

 

Pacific Group

 

Ông Nguyễn Ngọc Phúc Đăng

 

Phần thảo luận sau đó xoay quanh các cơ hội từ việc tham gia góp ý chính sách, tham gia xây dựng hạ tầng hydro, cơ hội tìm kiếm nguồn tài trợ tài chính xanh và cơ hội mua bán hydro xanh trong nước và xuất khẩu. Ông Lê Ngọc Ánh Minh chia sẻ về kinh nghiệm phát triển dự án hạ tầng, lấy viện dẫn một dự án tàu buýt tại Thành phố Hồ Chí Minh, bản thân việc khai thác tàu buýt chưa chắc sẽ tạo doanh thu sinh lời đủ nuôi dự án nhưng nhà đầu tư đã linh hoạt tìm thêm nguồn thu, ví dụ như từ việc khai thác bến tàu. Ông Minh cho rằng đối với nhà đầu tư vào dự án hydro xanh, đặc biệt là các dự án trình diễn tại Việt Nam thì cần linh hoạt và sáng tạo ra cách thức đầu tư để tạo nhiều nguồn thu để nuôi được dự an chứ không chỉ tập trung vào nguồn thu thuần từ việc tiêu thụ hydro. Ví dụ, đối với đề xuất dự án trình diễn hydro chạy xe buýt hydro tại Thành phố Hồ Chí Minh thì nhóm nghiên cứu tính toán thêm các nguồn thu từ bán tín chỉ carbon, từ khai thác bến trạm nạp hydro để làm thương mại, từ việc bán thêm sản phẩm hydro trên xe buýt cho khách du lịch trải nghiệm và thậm chí mở chuỗi cà phê hydro tại các trạm nạp hydro. Bà Stefanie cho biết hiện tập đoàn Neuman & Esser tập trung vào các dự án công nghiệp có sử dụng hydro chứ chưa tham gia sâu vào các dự án hydro công cộng đại chúng vì quá trình đàm phán, xây dựng chính sách ưu đãi của nhà nước thì nói chung còn chậm và nếu tính toán đường thẳng thì dự án không sinh lời, không vay vốn được. Đó cũng là thực trạng chung của các dự án hydro trên thế giới: là dự án không mang tính khả thi cho nên không vay vốn thương mại được. Các diễn giả Thomas Trung, Nguyễn Ngọc Phúc Đăng chia sẻ về hạ tầng pháp lý thực hiện dự án hydro và câu hỏi được quan tâm nhiều nhất đối với bên tiêu thụ tiềm năng mà VAHC thường tiếp nhận: giá thành 1kg hydro sạch tại Việt Nam là bao nhiêu. Theo ông Thomas Nguyễn, cho đến nay thì các bên dựa vào các cách tính toán khác nhau, do yếu tố công nghệ chi phối cao nên chưa có một mức giá nào được ấn định theo thị trường. Để tính toán ra 1 mức giá, đòi hỏi bên mua và bên tư vấn và bên công nghệ phải cùng ngồi làm việc thật chi tiết. VAHC cho biết, hiện tại đã có các nhà sản xuất FDI ngành may mặc và vật liệu tại Việt Nam gửi yêu cầu chào giá hydro sạch, có những tập đoàn sản xuất lớn đặt mục tiêu net zero 2030, 2035 và họ đã có yêu cầu hydro sạch rất nghiêm túc ngay tại thị trường Việt Nam. Khi được hỏi về cơ hội xuất khẩu hydro đi Đức, bà Stefanie, thành viên Hội đồng Hydro quôc gia Đức cũng chưa khẳng định về cơ hội này.Khi ông Minh chia sẻ rằng Tổ chức năng lượng mới (NEDO) của Chính phủ Nhật Bản đã cấp cho 1 tập doàn Nhật Bản số ngân sách khoảng 7 triệu đô la Mỹ để làm dự án trình diễn tại Long An, liệu có khả năng Chính phủ Đức tài trợ một dự án trình diễn tại Việt Nam thì ông Markus Bissel cho biết sẽ cần tham vấn thêm để trả lời chính xác. Ở phần mở màn phiên trình bày, ông Markus Bissel cho biết, GIZ hiện đang tài trợ cho các dự án đổi mới năng lượng ở Việt Nam và hỗ trợ đắc lực cho MOIT về các chương trình năng lượng xanh cũng như các hội thảo chuyên đề. Về lĩnh vực hydrogen, ông Markus cho biết GIZ đã tài trợ cho Đại học Việt Đức hiện đang thực hiện dự án nghiên cứu hydro tại Bình Dương. GIZ có chương trình tài trợ nghiên cứu hydro, các đối tác có thể liên hệ và làm hồ sơ xin xét duyệt theo quy định với số vốn tài trợ từ 50 ngàn đô la đến 2 triệu đô la Mỹ. Ông Hà Hải Thành, phó Ban Kỹ thuật Công nghệ của PV Gas cho biết PV Gas có nền tảng cơ sở ngành khí hàng đầu ở Việt Nam và hiện nay đang phát thảo các dự án trình diễn hydro xanh dựa trên nền tảng khí đốt của Tập đoàn. PV Gas mong muốn hợp tác với đối tác quốc tế để tài trợ cho dự án trình diễn của mình.

 

Pacific Group

Kết luận buổi Hội thảo, ông Lê Ngọc Ánh Minh, Chủ tịch VAHC nhắc lại ý kiến của một đại diện từ Neuman về việc thành lập một nhóm làm việc chung để thực hiện một dự án hydro trình diễn trong thời gian sớm nhất. Ông Markus Bissel, đại diện GIZ bày tỏ sự ủng hộ với ý tưởng này và mong muốn các trao đổi về hydro sẽ tiếp tục trong thời gian tới nhằm hình thành cộng đồng hydro sâu rộng, hình thành hạ tầng hydro, thu hút cho được các nhà đầu tư tài chính qua các bản kế hoạch mang tính khả thi và đẩy mạnh hợp tác giữa Đức và Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ, tài chính xanh, phát triển hạ tầng, chuỗi cung ứng hydro xanh tại Việt Nam.

 

Pacific Group

Vui lòng scan QR để tải tài  liệu tham luận của các diễn giả

Pacific Group

logo

 

 

 

 

1676022487712.6707 1

 

Câu lạc bộ Hydrogen Việt Nam ASEAN (VAHC)

Thông tin liên hệ:Ban thư ký CLB VAHC

Số điện thoại: 093 691 7386

Email: gs@vahc.com.vn

contact@vahc.com.vn

 

Địa chỉ: Phòng 101, tòa nhà Royal Kim Sơn, số 112 ,Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, Hồ Chí Minh.

Page VAHC: Tại đây

Website: https://vahc.com.vn

 

Copyright by VAHC

mess.png

zalo.png

call.png