Pacific Group, CLB VAHC, SIHUB cùng các đối tác trình đề xuất giảm phát thải đến TP Thủ Đức
Dự án giảm phát thải cho thành phố Thủ Đức
Tại Hội nghị lần thứ 26, Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26) diễn ra tại TP. Glasgow, (Vương quốc Anh) vào năm 2021, Việt Nam đã tuyên bố đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Tuyên bố này đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trong việc đẩy mạnh giảm phát thải khí nhà kính (KNK) góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu, đạt mục tiêu của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Đây là tiền đề để Việt Nam tái khẳng định nỗ lực và quyết tâm của mình để chung tay cùng thế giới trong cuộc chiến chống BĐKH tại Hội nghị COP 28.
Thông qua COP28, Việt Nam sẽ một lần nữa cho thế giới thấy sự quyết tâm và nỗ lực mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, các Bộ, ngành và người dân trong việc thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 và đồng hành cùng thế giới chống BĐKH, góp phần phát triển xanh và bền vững đất nước.
Đồng thời Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh về quản lý đầu tư; tài chính, ngân sách nhà nước; quản lý đô thị, tài nguyên, môi trường; ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào Thành phố; quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy của chính quyền Thành phố và thành phố Thủ Đức. Bên cạnh đó, đầu năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 177/QĐ-TTg ngày 14/2/2024 thành lập Hội đồng Quốc gia về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Hội đồng). Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch Hội đồng.
Thành phố Thủ Đức đang hướng đến Đô thị XANH, tiên phong tạo dựng những cộng đồng xanh, lan tỏa những giá trị sống xanh, bảo vệ thiên nhiên và môi trường, giúp TP Thủ Đức không chỉ phát triển mạnh mẽ về kinh tế và không gian thực thể mà còn thực sự là đô thị thân thiện, đáng sống và phát triển bền vững.
Lãnh đạo Thủ Đức trẻ năng động tư duy mở, luôn chào đón những nhà đầu tư tiềm năng, những dự án khả thi để đẩy mạnh thành phố từng bước đi lên và hoàn thiện với mong muốn kiến tạo một đô thị vừa hiện đại sáng tạo vừa đáng sống và bền vững.
Trước bối cảnh đó, công ty Pacific Group phối hợp cùng Sihub đã thu hút được một số nhà đầu tư Việt Nam và Nhật Bản cùng tham gia phát triển dự án “giảm phát thải cho Thành phố Thủ Đức”.
Thành phần tham gia:
TP Thủ Đức (đầu mối là phòng Khoa học và Công nghệ)
CLB Hydrogen Vietnam ASEAN
Pacific Group Co Ltd
Mời đối tác công nghệ
Nhà thầu EPC
Nội dung dự án:
Hình thành 1 dự án thí điểm chuyển hóa rác thải thành hydrogen xanh để phục vụ một công trình công cộng, tiện ích (như chiếu sáng công cộng) hoặc xe buýt hydrogen phục vụ tour du lịch
Hình thành 1 dự án thí điểm lắp năng lượng mặt trời lưu trữ bằng hydrogen xanh để phát điện cho tòa nhà trụ sở UBND
Các đầu việc cần thực hiện
Thỏa thuận hợp tác giữa các bên để viết pre FS: VAHC, Pacific Group, SIHUB, IBAS
Viết pre FS: IBAS VAHC
Mời các đối tác công nghệ: VAHC, Pacific Group, IBAS
Văn bản chấp thuận chủ trương thực hiện của UBND: SIHUB, VAHC, Phòng Khoa học và Công nghệ TP Thủ Đức
Tìm nguồn tài trợ thực hiện: VAHC, Pacific Group
Ký kết hợp đồng thực hiện giữa các bên
Triển khai dự án. Khởi công. Thi công. Khánh thành
Vận hành. Giám sát kết quả và báo cáo kết quả thực hiện để nhân rộng mô hình
Tiến độ thực hiện:
tiến độ đến khi khởi công, vận hành, đánh giá, báo cáo, nhân rộng mô hình
Giai đoạn pre FS đến FS từ tháng 2/2024 đến tháng 6/2024
Phân công nhiệm vụ
Phía CLB VAHC: Lo tập hợp đối tác công nghệ, tài chính, tài trợ
Phía SIHUB, Phòng Khoa học và Công nghệ TP Thủ Đức: Lo quan hệ chính quyền, xin chủ trương
Phía Pacific Group: Lo tập hợp đối tác công nghệ, tài chính, tài trợ, phát triển dự án
Phía IBAS: Lo hồ sơ pre FS, thuyết trình với đối tác ở giai đoạn đầu. Đến giai đoạn có tài trợ làm FS tiến hành hợp đồng tư vấn FS và cùng đàm phán hợp đồng tài trợ thực hiện dự án với các đối tác tham gia.