CHỦ TỊCH CLB VAHC ĐÃ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA TẠP CHÍ DIỄN ĐÀN KINH DOANH VIỆT NAM (VIETNAM BUSINESS FORUM)/VCC

Ông Lê Ngọc Ánh Minh bày tỏ kỳ vọng VAHC sẽ trở thành trung tâm kết nối chính của nền kinh tế hydrogen tại Việt Nam, khu vực ASEAN và toàn cầu; cùng nhau làm việc để xây dựng và phát triển hệ sinh thái hydrogen bền vững. VAHC cũng tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức và kết nối với nhau cùng đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hydrogen tại Việt Nam và khu vực ASEAN, đóng góp vào sự phát triển bền vững cũng như giảm thiểu các khí thải độc hại.

 

 

Ông có thể cho biết đâu là lý do của việc thành lập VAHC vào thời điểm hiện tại?

 

Là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu nên trong những năm gần đây, Việt Nam luôn tham gia tích cực, có trách nhiệm và đưa ra những cam kết rõ ràng, đồng thời có nhiều hành động thiết thực, hiệu quả chiến chống biến đổi khí hậu. Vào tháng 11/2021, tại Hội nghị khí hậu tổ chức tại Glasgow (Vương quốc Anh), Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra mục tiêu phát thải ròng bằng không (net zero) của Việt Nam vào năm 2050. Đến tháng 12/2022, Việt Nam đã ký kết cùng nhóm quốc gia G7+2 (Na Uy và Đan Mạch) khoản tài trợ 15,5 tỷ USD hỗ trợ chuyển đổi năng lượng sạch  (cho Việt Nam) theo chương trình chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). Còn trong Tờ trình Thủ tướng Chính phủ mới nhất của Bộ Công Thương về Quy hoạch Điện 8 cũng đề cập các dự án điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ được chuyển hóa đồng đốt hydrogen và tiến đến đốt hydrogen hoàn toàn vào 2050.

Chúng ta cũng biết, Việt Nam được đánh giá có thế mạnh phát triển năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện thủy triều, điện sóng biển, điện hải lưu, điện sinh khối) và hoàn toàn có thể trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu năng lượng sạch hàng đầu khu vực. Thời gian qua, dưới sự khuyến khích của Chính phủ, việc phát triển năng lượng tái tạo diễn ra hết sức mạnh mẽ. Đến năm 2017, Việt Nam đã đứng trong Top 3 về mức độ phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Song cũng vì đầu tư ồ ạt các dự án năng lượng tái tạo đã gây áp lực lớn lên hạ tầng truyền tải khiến có dự án chưa thể đấu nối, đấu nối rồi nhưng không giải tỏa hết công suất. Năng lượng tái tạo bên cạnh rất nhiều ưu điểm thì cũng có nhược điểm phụ thuộc vào thời tiết. Do vậy, các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư đang “đau đầu” trong việc tìm phương án thiết lập hệ thống lưu trữ điện và hydrogen hoặc pin nhiên liệu sử dụng cho vận tải là một phương án khả thi.

Nhìn ra thế giới, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á cũng đang tích cực chuyển đổi năng lượng tương tự Việt Nam. Đặc biệt, các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đã cam kết net zero vào 2050 và 2060, đòi hỏi cấp bách về nguồn nhiên liệu sạch thay thế mà hydrogen là một thành phần nhiên liệu chủ lực. Trước bối cảnh này, các nhà đầu tư trong, ngoài nước đang nỗ lực hình thành cơ chế lưu trữ năng lượng trong đó Hydrogen có thể đóng vai trò trọng yếu.

 

 

Trước thực tế đó, những doanh nhân, chuyên gia có kinh nghiệm tham gia, thực hiện các dự án hạ tầng năng lượng, pháp lý, truyền thông, đầu tư quy mô lớn tại Việt Nam và quốc tế, hợp tác với đối tác quốc tế như ASEAN và Nhật Bản, đã nghiên cứu, bàn bạc và đề xuất sáng kiến: thành lập Câu lạc bộ Hydrogen Việt Nam Asean (Vietnam Asean Hydrogen Club - VAHC). Với trái tim nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm, các thành viên VAHC đang và sẽ nỗ lực kết nối nhằm kiến tạo, đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp, nền kinh tế hydrogen tại Việt Nam và khu vực ASEAN.

 

VAHC sẽ tổ chức các hoạt động ra sao để phát huy sứ mệnh và tầm nhìn trên, thưa ông?

 

VAHC sẽ tổ chức nhiều hoạt động như: Hội nghị, hội thảo chuyên đề ngành môi trường, năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và hydrogen; các hội thảo có quy mô địa phương, quốc gia, khu vực Asean và toàn cầu; hoạt động dự thảo sáng kiến, đề xuất sáng kiến về năng lượng sạch, sáng kiến ESG, góp ý các dự luật về năng lượng sạch, về ESG, về hydrogen đến Chính phủ Việt Nam và các nước ASEAN ; hoạt động giao lưu hữu nghị về năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, hydrogen và các ngành công nghiệp, tài chính, đầu tư, tài nguyên môi trường liên quan đến nền kinh tế hydrogen giữa Việt Nam, khu vực Asean và các đối tác quốc tế ở khu vực khác; giao lưu khoa học kỹ thuật, nghiên cứu phát triển về năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, hydrogen và các ngành công nghiệp, tài chính, đầu tư, tài nguyên môi trường liên quan đến nền kinh tế hydrogen giữa Việt Nam, khu vực ASEAN cũng như các đối tác quốc tế ở khu vực khác…

Các thành viên VAHC cũng tham gia các diễn đàn quan trọng về năng lượng sạch, năng lượng hydrogen của Việt Nam, Asean và đối tác quốc tế tổ chức. VAHC mong muốn hợp tác sâu rộng với các trường đại học, viện khoa học, các cơ quan chính phủ cùng các đối tác công nghiệp, tài chính, đầu tư, tài nguyên môi trường hàng đầu của Việt Nam, hàng đầu của khu vực ASEAN và của các khu vực quốc tế khác nhằm đạt mục tiêu đưa Việt Nam đến phát thải ròng bằng không vào 2050 và đạt mục tiêu phát triển nền kinh tế hydrogen cho Việt Nam và khu vực ASEAN.

 

Nguồn VCCI

logo

 

 

 

 

1676022487712.6707 1

 

Câu lạc bộ Hydrogen Việt Nam ASEAN (VAHC)

Thông tin liên hệ:Ban thư ký CLB VAHC

Số điện thoại: 093 691 7386

Email: gs@vahc.com.vn

contact@vahc.com.vn

 

Địa chỉ: Phòng 101, tòa nhà Royal Kim Sơn, số 112 ,Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, Hồ Chí Minh.

Page VAHC: Tại đây

Website: https://vahc.com.vn

 

Copyright by VAHC

mess.png

zalo.png

call.png